VIETNAMESE SCHOOLS OF NEW SOUTH WALES

VIETNAMESE PARENTS & CITIZENS ASSOCIATION

LIÊN TRƯỜNG VIỆT NGỮ nsw

tài liệu giáo dục

Cảm nghĩ khi đọc lại bài thơ

NHỚ RỪNG của THẾ LỮ

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Bon

Từ câu chuyện nầy...

Vào thập niên 40 khi còn theo học bậc tiểu học, ngoài những bài thơ tôi thích nhứt, như bài thơ Anh Hùng Vô Danh và Ngày Tang Yên Bái của Đằng Phương, tôi còn thích bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ. Năm tôi học lớp Nhứt trường quận (lớp Nhứt A), Thầy tôi bảo các học sinh học thuộc lòng bài Nhớ Rừng (trong cuốn sách 100 Bài Tập Đọc Lớp Nhứt và Lớp Nhì ghi: Hổ Nhớ Rừng) và lần lượt “trả bài thuộc lòng”. Mỗi học sinh đều làm theo đúng lời Thầy. Tới phiên tôi được gọi lên trả bài, thay vì đọc suông bài thơ như các bạn học, tôi đã ra bộ điệu, diễn tả hình ảnh, động tác và nỗi lòng của con hổ đang bị nhốt trong cũi sắt. Điều nầy làm cả lớp và Thầy tôi vô cùng ngạc nhiên. Ông Hiệu trưởng (văn phòng kế bên lớp Nhứt của tôi), nghe tôi diễn tả, cũng bước qua xem và khen ngợi. Thú thật, tôi không cố ý luyện tập để diễn tả, nhưng không hiểu sao, khi đọc bài Nhớ Rừng , tôi xúc động và ví mình như con hổ (có phải vì tôi tuổi Dần, nên có cảm tình với con hổ nên đem hết cảm xúc đặt vào bài thơ?).

Đọc thêm...

Dạy và học tiếng Việt

Vài gợi ý về việc điều hành lớp học

Nguyễn Văn Bon, PhD

Các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục đồng ý rằng ba yếu tố chánh sau đây ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ nói chung và việc học tiếng Việt nói riêng của các học sinh bậc tiểu-học tại nước ngoài: vai trò của học đường, vai trò của phụ huynh và bản thân học sinh.

Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng khả năng tiếng Việt của các học sinh tiểu học có thể bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: môi trường gia đình...

Đọc thêm....

Vài suy nghĩ về sự đóng góp của báo chí trong việc phát triển tiếng Việt và hỗ trợ chương trình giảng dạy tiếng Việt trong học đường

Nguyễn Văn Bon, PhD

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người và xã hội loài người. Trong một quốc gia, ngôn ngữ là công cụ liên kết, truyền đạt, tạo sự hiểu biết lẫn nhau của các thành viên sử dụng ngôn ngữ đó. Trong lãnh vực giáo dục,vai trò của ngôn ngữ rất đa dạng, vì việc dạy và học chủ yếu dựa trên ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ, lĩnh vực giáo dục khó có thể tồn tại. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng biến đổi và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu giao tiếp mới. Thật vậy, ngôn ngữ luôn phát triển và tiếng Việt là một sinh ngữ nên cũng không ngoại lệ.

Đọc thêm...

Cảm nghĩ về Đất nước và Con người trong quyển “Nhân Vật Miền Nam - Một Thời Vang Bóng” của Nam Sơn Trần Văn Chi

Nguyễn Văn Bon, PhD

Những kẻ từ xưa lấy máu hồng,

Lấy bao cân nảo đắp non sông,

Tuy theo nhiều lối, nhiều xu hướng

Nhưng vẫn cùng chung một tấm lòng (1)


Lịch sử không nhứt thiết chỉ có lịch sử chiến tranh, và nhân vật lịch sử không

chỉ gồm những người có chiến công hiển hách, đánh đuổi quân xâm lược

bảo vệ giang san, mà còn có lịch sử của nhiều lãnh vực như nghệ thuật, văn

hóa, giáo dục, khoa học, chánh trị...và những người trong các lãnh vực nầy

được coi là nhân vật lịch sử vì hoạt động của họ có tầm ảnh hưởng quan

trọng đến đời sống của con người trong xã hội.(2)

Đọc Thêm...

Tiếng Việt mến yêu

Vài suy nghĩ về vai trò của giáo viên trong việc giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt

Nguyễn văn Bon, PhD

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của nước Việt Nam, là tiếng nói của hơn 90 triệu người Việt trong và ngoài nước. Mặc dù đã phân chia ra ba phương ngữ: Bắc,Trung, Nam,, nhưng tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ thống nhứt, là công cụ giao tiếp của toàn dân… Tiếng Việt chính là một nhân tố làm nên đặc thù và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, gần 1000 năm Bắc thuộc, dân Việt chịu ảnh hưởng của Trung Hoa về nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị, giáo dục…đến văn hóa.

Đọc thêm...

Duy trì tiếng Việt và Văn Hóa Việt:

Phương pháp giúp học sinh học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai

Nguyễn văn Bon, Ph.D

Bài viết nêu ra một số gợi ý giúp các học sinh phát triển khả năng Việt ngữ như một ngôn ngữ thứ hai...

Bài viết nầy tiếp theo các bài đăng trong Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long, Úc Châu: “Vai trò của gia đình trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại”, 2010; “Vai trò của giáo viên trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại”, 2011 và “Vai trò của học sinh trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại”, 2012. Chúng tôi có sử dụng lại vài ý và đoạn văn của các bài trước.

Đọc Thêm...

Duy trì tiếng Việt và Văn Hóa Việt:

Vai trò của giáo viên trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại

Nguyễn Văn Bon, PhD

Bài nghiên cứu nầy tiếp theo bài "Vai trò của gia đình trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại" đăng trong Tập San 4 Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long, 2010. Chúng tôi có xử dụng lại vài đoạn văn và kết quả trắc nghiệm năng khiếu của học sinh trong bài trước.

...Đối với một quốc gia có chính sách đa văn hoá như Úc, Gia Nã Đại.., hay có nhiều sắc tộc như Anh, Mỹ, Pháp ... thì theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy việc duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ của người di dân rất quan trọng, không những cho cộng đồng di dân mà còn cho chính những quốc gia đó. Ngôn ngữ sắc tộc là vốn liếng quí báu của quốc gia...

Đọc thêm...

Duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt

Vai trò của học sinh trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại – Yếu tố thái độ và động lực

Nguyễn Văn Bon, PhD

Văn hóa và tiếng nói của một dân tộc là nhân tố quyết định sự tồn tại của dân tộc đó!Trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc và cả trăm năm dưới chế độ thực dân Pháp, nhưng tiếng nói và văn hóa của dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa mà vẫn tồn tại và phát triển. Do đó, duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt là nhiệm vụ của tất cả người dân Việt, không riêng cho người Việt tại nước ngoài, mà còn cho cả người Việt trong nước...

Đọc thêm...

Duy trì tiếng Việt và Văn Hóa Việt

Vai trò của gia đình trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại

Nguyễn Văn Bon, PhD

Một trở ngại lớn nhứt trong việc giao thiệp giữa các quốc gia không phải do không gian địa lý, không phải do tập quán, văn hóa, cũng không phải do sự khác biệt về quyền lợi quốc gia, mà chính là do sự khiếm khuyết việc học hỏi thêm một ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ của quốc gia mình. Sự am hiểu ngoại ngữ giúp nâng cao trình độ kiến thức và trao đổi tư tưởng hữu hiệu hơn. Thông thạo thêm một ngôn ngữ thứ hai giúp cho học sinh giao tiếp với những người nói ngôn ngữ đó, nâng cao hiểu biết về xã hội, văn hóa, kỷ thuật và kinh tế, điều nầy rất quan trọng trong việc học, sẽ giúp học sinh đóng góp tài năng trong mọi lãnh vực.Thật vậy,một quốc gia mà đa số giới trẻ có thể kết hợp năng khiếu ngoại ngữ với trình độ học thức thì quốc gia đó đã chuẩn bị nâng cao tầm mức quốc tế(New South Wales Ministerial Working Party, 1988).

Đọc thêm...

Cuộc Nam-Tiến của dân tộc Việt Nam

Tưởng nhớ tiền nhân trong cuộc Nam-Tiến dựng nước và giữ nước

Tiến sĩ Nguyễn văn Bon

Nói đến cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt là nói đến cả một quá trình tranh đấu không ngừng. Cuộc di dân bành trướng xuống phương Nam của người Việt-Nam không phải là cuộc phiêu lưu để thỏa chí mạo hiểm, mà là cuộc chiến đấu vì sanh tồn của một dân tộc.

Trên bước đường Nam-Tiến dựng nước và giữ nước, những bậc tiền nhân đã can đảm, bất chấp gian nguy, hiểm hóc, băng rừng vượt núi, khai sơn phá thạch mở rộng bờ cõi giang sơn.... Đọc Thêm...

TÔN THẤT - TÔN NỮ “CÓ PHẢI LÀ HỌ”

Tôn Thất Hiệp

Rất nhiều người con cháu trong dòng họ thế hệ sau không hiểu sao họ Tôn lại là họ Nguyễn Phước? và thi thoảng, có vài người thắc mắc: Tôn Thất, Nguyễn Phúc (Phước), Tôn Nữ, Công Tôn Nữ... gốc gác từ đâu? Có phải con cháu các vua triều Nguyễn không? Vì sao cha thì “họ” Bửu mà con trai thì “họ” Vĩnh? con gái thì “họ” Công Tôn Nữ?....

1. “HỌ” TÔN THẤT

Năm 1558, Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vâng lệnh vua Lê vào làm Trấn thủ Thuận Hóa sau kiêm luôn Quảng Nam (1570). Ông trở thành vị chúa đầu tiên của Đàng Trong, tục gọi là chúa Tiên, truyền cả thảy được chín đời chúa của họ NGUYỄN PHÚC, quê làng Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đời Minh Mạng (1820 - 1841), khi hệ thống hóa lại dòng tộc, vua xếp các hậu duệ thuộc chín đời chúa vào TIỀN HỆ (前系). Những người thuộc hậu duệ của vua Gia Long thuộc về CHÁNH HỆ (正系).

Trong CHÁNH HỆ lại phân biệt ĐẾ HỆ (dòng làm vua, con cháu của vua Minh Mạng) và PHIÊN HỆ (các dòng anh em của vua Minh Mạng).

Đọc thêm...

Đạo đức học đường

Vài suy nghĩ về bài học luân lý, đạo đức cho học sinh bậc tiểu học sau khi đọc quyển “Tình nghĩa Giáo khoa Thư” của Trần văn Chi (*)

Nguyễn Văn Bon, PhD

Kế sách một năm, không gì bằng trồng lúa, kế sách mười năm, không gì bằng trồng cây, kế sách lâu dài, không gì bằng trồng người (Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, Chung thân chi kế mạc như thụ nhân (Quản Trọng : 725TCN-645TCN thời Xuân Thu) (**)

Đọc thêm...

My Glimpse of the Vietnamese Language

Bich Ngoc

Introduction

According to the Central Intelligence Agency (2018), and Wikipedia (2018), Vietnamese is spoken by more than 96 million people in Vietnam, and more than four million Overseas Vietnamese. Referring to Overseas Vietnamese, this language conveying information is used by more than two million people living in the United States, more than 600 thousand people living in Cambodia, and more than 350 thousand people living in French (Wikipedia, 2018). In addition, the Australian Bureau of Statistics (2018) displays the 2016 Census’ data that there are more than 233 thousand Vietnamese Australians speaking Vietnamese in Australia.

Read more....

Tính dân tộc trong các bài học quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Nguyễn Văn Bon, PhD - 17 September 2018

Sau 30 tháng 4, năm 1975, nhà cầm quyền ra lịnh tiêu hủy các loại sách của Miền Nam kể cả sách giáo khoa môn quốc văn các cấp. Do đó, việc sưu tập các sách quốc văn cũ rất khó khăn.

Tài liệu sử dụng trong bài nầy gồm một số bài trong các sách quốc văn bậc tiểu học được vài nhà sưu tầm đưa lên trang mạng “internet”, thêm vào đó một số bài do trí nhớ hạn chế của người viết, nên chắc chắn những điều trình bày còn thiếu sót.

Đọc thêm...

Vài suy nghĩ về vai trò của giáo dục:

Nhìn lại nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975

Nguyễn Văn Bon, PhD (UWS), 17 September 2018

Cho dù theo quan niệm của Tuân Tử “nhân chi sơ tính bổn ác” hay theo quan niệm của Mạnh Tử “nhân chi sơ tính bổn thiện” thì mục đích chung vẫn là con người cần được giáo dục (1). Do đó, vai trò của giáo dục vô cùng quan trọng. Nhưng giáo dục con người từ lúc thiếu thời cho đến lúc trưởng thành đòi hỏi một tiến trình lâu dài.

Đọc thêm...

NHÌN LẠI NỀN GIÁO DỤC VNCH: SỰ TIẾC NUỐI KHÔNG BỜ BẾN

(Nguồn Internet)

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương...

Đọc thêm...

Lời hay, ý đẹp của tiền nhân...

Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy" Trích từ Vikipeadia

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo

Nguyễn Trãi

"Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc" - Trần Bình Trọng

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không chịu cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta." - Triệu Trinh Nương

"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" - Nguyễn Bá Học